Kinh Nghiệm Đầu Tư Yield Farming/ Staking trong Crypto

Hôm nay, nhân dịch NCOVID, mình tranh thủ viết ra 1 bài chia sẻ kinh nghiệm đầu tư farmming/staking trong vòng 6 tháng vừa qua để cho các bạn độc giả mới vào có kiến thức hơn, từ đó đưa ra nhận định, quyết định có nên xuống tiền đầu tư hay không. Cùng vào đề với Thiện nhé !

Đây là 1 bài nghiên cứu, tổng hợp của Thiện về cách đầu tư Farmming/Staking trong thế giới Decentrialzed ( Defi ) Crypto, mọi nghiên cứu, tổng hợp chỉ nên tham khảo. Tiền bạn bạn đầu tư nhé !

Farmming/Staking trong Crypto là gì ?

Farm – Yield Farming là gì?



Yield Farming (YF) gọi tắt là Farm, hay còn gọi là Liquidity mining (khai thác thanh khoản). Nói 1 cách dễ hiểu hơn Farm tương tự với việc Staking, cho phép người dùng sử dụng coin hoặc token của mình để tạo ra lợi nhuận thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các cặp tiền điện tử (Gửi tiển Crypto để nhận thêm Crypto) » Giống như việc gửi tiền ngân hàng với lãi suất cao. Tuy nhiên, farm tức là mình phải gửi 1 cặp token/coin vào pool để hưởng lãi.

Ngoài Swap ra thì Farm cũng là một tính năng thu hút dòng tiền đổ vào các sàn AMM DEX (Uniswap, Sushiswap, Pancakeswap, Mdex, Raydium…).

Staking là gì ?

Staking đơn giản theo Thiện hiểu là sử dụng chính đồng Coin/Token đó đem add vào Pool thanh khoản và nhận về % lãi theo số coin đó nhận về. 1 số sản phẩm defi có cho staking đồng Coin A và nhận về đồng Coin B dựa trên tỉ giá Đô mà quy đổi ra đồng coin B. Làm theo cách này, Thiện sẽ không sợ hay lo lắng về ảnh hưởng của tỉ giá 2 đồng coin như Farmming.

Liquidity Pool là gì?



Liquidity Pool (LP) tạm dịch là hồ thanh khoản (là 1 smart contract) có khả năng lưu trữ Crypto. Các pool này cho phép người dùng vay, cho vay hay giao dịch trao đổi giữa các token. Việc cung cấp thanh khoản sẽ giúp LP có thu nhập từ phí giao dịch kèm thêm 1 token nào đó -> Khoản thu này sẽ được chia lại cho những người add LP (Người đi Farm).

Ví dụ: nếu bạn sở hữu đồng CAKE và đồng BNB trên ví DEX (Metamask, Coin98 Wallet,…) bạn có thể liên kết với sàn Pancakeswap để farm ra đồng CAKE theo 1 tỉ lệ phần trăm nào đó.

Các nền tảng Yield Farming nổi bật:

MakerDAO (MKR), Compound (Comp), Uniswap (UNI), yEarn Finance (YFI), Sushiswap (SUSHI), Pancakeswap (CAKE), Autofarm (AUTO), Mdex (MDX), Raydium (RAY)…

Xem hầu hết các nền tảng nổi bật tại đây.

Farmming/Staking trong Crypto có ưu và nhược điểm gì ?

Dĩ nhiên ưu điểm đầu tiên luôn là lợi nhuận, YF giúp các nhà đầu tư kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ chỉ bằng việc nắm giữ Tiền mã hóa cùng với 1 chút kiến thức về Defi.

Sự quan tâm mạnh mẽ và đột ngột đến YF có thể đến từ sự ra mắt của token COMP cùng cơ chế Liquidity Mining (khai thác lợi suất)

? Gửi tiền mã hóa để nhận thêm tiền mã hóa khác với tiềm năng tăng trưởng điên rồ x100 x1000. Lợi nhuận hấp dẫn này khiến cho dòng tiền lớn bên ngoài thị trường ồ ạt đổ vào.

Bạn hãy thử tưởng tượng vừa mua coin để Farm thì coin tăng, mang đi farm vừa có thêm Token mới, giá trị của Token lại tăng liên tục, lãi chồng lãi kép,…Thì bất kể là ai cũng không thể chỉ đứng ngoài nhìn được. Sự hấp dẫn này khiến cho YF nóng hơn bao giờ hết.

Dĩ nhiên, đầu tư thì luôn có rủi ro và rủi ro đó trong farmming gọi là …

Rủi ro của Yield Farming



1/ Rủi ro Smart Contract: Số lượng dự án Farm mọc lên như nấm mỗi ngày, hầu hết các dự án được phát triển bởi các team nhỏ, vốn ít, chưa được Audit (xác minh bảo mật) nên khả năng bị lỗi bug trong smart contract rất lớn. Vì vậy chúng ta nên chọn những dự án YF nào có kết quả Audit tốt từ một đơn vị thứ 3 uy tín!!! Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị bug và bị tấn công bởi hacker để đánh cắp tiền nhà đầu tư, dù đã audit như trường hợp của Bzrx, Curve, Cetik, Hachi… Nếu bạn giỏi code thì có thể tự check xem dự án đó có backdoor không nhé. Số còn lại là các dự án Defi Yield farmming lãi cao to khổng lồ dùng để dụ người mới vào và bùm, nó cho trang trắng tinh, sập sàn và tài sản của bạn ra đi. Vậy nên hãy lựa các trang defi uy tín mà tham gia. Trang nào uy tín thì đọc tiếp bên dưới nha.

2/ Rủi ro về Giá Token: các Farmer khi cung cấp thanh khoản (farming) có thể lỗ vốn khi giá của Token gố mang đi farm giảm liên tục, nhanh chóng… hoặc Bể thanh khoản (LP) có thể bị rút hết tiền như trường hợp đã xảy ra ở Balancer. Trường hợp này xảy ra khi cộng đồng không còn niềm tin vào dự án hoặc 1 số cá mập nắm giữ lượng token lớn xả đột ngột, bỏ dự án.

3/ Rủi ro từ Tổn thất tạm thời (Impermanent Loss – IL) : Lượng token ban đầu sẽ bị mất mát khi và chỉ khi bạn ngừng farm và rút thanh khoản khỏi pool. Điều này xảy ra khi tỷ giá cặp token, coin A/B biến động lớn, nghĩa là tỷ giá A/B lúc rút chênh lệch so với lúc nạp. Đây chính là lí do các Holder ( người mua coin và giữ dài hạn ) không nên Farm ? vì khi coin pump và bạn muốn rút thanh khoản để bán chốt lời sẽ không nhận được nguyên vẹn số token ban đầu. Có thể check nhanh IL tại đây.

4/ Rủi ro do thiếu kiến thức: các thao tác cơ bản về sử dụng ví DEX (Metamask, Coin98, Trust,…) như nạp rút, chuyển tiền, liên kết ví tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nhiều người gặp phải. Mình sẽ có 1 bài viết riêng để hướng dẫn ae dùng ví Dex đúng cách

Hướng dẫn đầu tư farmming/staking trong Crypto cho người mới

QUY TRÌNH FARM CƠ BẢN NHƯ SAU :

Chuẩn bị : Phải có sẵn ví Defi tạo bằng các app Defi Wallet như Coin98 Wallet, Metamask, Trustwallet…

B1: Mua 1 cặp coin muốn farm trong hệ đó ( BSC, Solana, Heco, Polygon…)

B2: Vào liquidity add cặp coin đó để lấy lp token

B3: Vào chỗ farm bấm add cái lp token mới nhận ở trên là xong

B4: Thu hoạch ( harvest )

B5: khi nào ko farm nữa thì rút lp token, rồi qua liquidity bán lp token đó.

Còn nạp rút ở sàn nào, bán ở đâu thì bạn có thể theo dõi các bài viết riêng ở từng sàn DEX mà mình từng sử dụng.

Tham khảo các bài viết trên Coin98 Blog tại đây :

1/ Hướng dẫn cách sử dụng PancakeSwap – Coin98

2/ Hướng dẫn sử dụng sàn MDEX chi tiết từ A – Z

3/ Updating…

Kinh nghiệm đầu tư Farmming/Staking trong Crypto

Lợi nhuận Yield Farming được tính như thế nào? APR và APY?



Lợi nhuận YF được tính toán hàng năm thông qua các chỉ số APR và APY. Đây là ước tính lợi nhuận mà bạn có thể kiếm được trong suốt một năm, nhưng sẽ được trả dần liên tục trong từng giờ, từng phút.

  • APR (Annual Percentage Rate): Tỷ lệ phần trăm hàng năm
  • APY (Annual Percentage Yield): Lợi suất phần trăm hàng năm

    Sự khác biệt giữa chúng là APR không tính đến ảnh hưởng của lãi gộp, trong khi APY thì có. Lãi gộp có nghĩa là trực tiếp tái đầu tư lợi nhuận để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Và lưu ý APR/APY chỉ là những ước tính dự báo và thay đổi theo thời gian. Nguyên nhân vì sao? Yield Farming là một thị trường cạnh tranh cao và có nhịp độ nhanh, và phần thưởng có thể dao động nhanh chóng.

Mảnh đất màu mỡ nào cũng có giới hạn về lợi nhuận, càng nhiều người biết thì phần thưởng sẽ càng ít.

Để tính thử tiền của bạn gửi vào thế giới Defi này như thế nào, bạn có thể sử dụng công cụ tính này.

img-2
Đây là APY của nền tảng MDEX mình đang staking.

Total Value Locked (TVL) là gì? Đâu là dự án YF tốt?



Tổng Giá trị đã Khoá (Total Value Locked – TVL) là chỉ số đo lường tổng lượng tiền mã hóa bị khóa trong DeFi cho vay hoặc các loại tiền tệ khác. Nghĩa là, TVL là tổng thanh khoản trong bể thanh khoản (Liquidity Pool). Bất kì ai tham gia YF cũng cần biết đến số liệu này một cách đơn giản như số đo sức khoẻ và tuổi thọ của trend YF. Nếu con số tăng liên tục thì cho thấy trend vẫn đang rất mạnh. Nhưng khi có biểu hiện suy giảm liên tục thì cho thấy dòng tiền đang được dịch chuyển ra khỏi trend YF dần và khi đó chúng ta cũng tự hiểu thoát bớt để chờ xu hướng ( trend ) mới nhé!

Khi nào nên Farmming / Staking ?

Theo kinh nghiệm xương máu của Thiện đã từng bốc hơi gần 30k USDT trong thị trường rủi ro này thì farmming ngon nhất khi BTC,ETH, giá đồng coin/token của chúng ta chuẩn bị add vào Pool nó sideway thì hẳn add vào hưởng lãi nhé !

Và chỉ nên chọn cặp nào có % APR từ 100->500% vì như thế sẽ tốt cho chúng ta khi chịu được biến động về giá. Ngay khi thị trường có xu hướng biến động điều chỉnh mạnh, hãy ngay lập tức tháo pool ra bỏ chạy để bảo toàn số vốn của chúng ta nhé ! Ngược lại, khi thị trường sideway đi ngang và đi lên thì không cần tháo, cứ để im đó và hưởng lãi.

Và nhớ tính toán kỹ Impermant Loss ( IL ) để có 1 kế hoạch an toàn cho đồng tiền của mình nha !

Ví dụ : Thiện có add pool MDX – USD(C) vào và với giá USDC thì giao động quanh mức 1$ còn MDX thì hiện viết bài này là 2.2$. Vậy Thiện sẽ chờ cho MDX về đáy của xu hướng tuần ( xem chart tuần xem đáy bao nhiêu thì mình múc gần đáy nếu có xu hướng giảm ) là 1.8$ để add pool MDX – USD(C) 1,000 $ đi cho dễ tính.

Vậy ta có 2 trường hợp.

Trường hợp 1 : MDX từ 1.8$ -> 1.4$

Nếu nó xuống nhiều vậy và mình thoát không kịp thì bạn cứ rút pool, lúc này bạn sẽ lỗ như sau :

img-3
Thiện đang tính trường hợp coin MDX xuống hơn 30%

Bạn có thể thấy, lúc này Thiện lỗ 1000-881.92 = 118.08 $. Nếu rút ra thì bạn sẽ thấy số Coin MDX tăng lên nhiều hơn lúc bạn nạp vào và số USD bạn add vào thì lại ít đi. Đó là do cơ chế IL này và farmming của Defi sẽ tự cân bằng lại thanh khoản dựa trên cách thức là lấy $881.92/2 = 440.96 USD ~ 314.97 MDX – 440.96 USD là khoản bạn sẽ nhận về.

Và nếu bạn bán hết đống coin MDX kia thì tổng tiền bạn nhận về phải là $881.92. Tuy nhiên, vì Thiện đã tháo pool trễ nên Thiện đã lỗ tổng giá trị tài sản. Vậy nên, Thiện quyết định ôm hold coin MDX chờ lên giá hoặc đem coin MDX đi staking hưởng lãi. Vì Thiện tin giá từ 1.4 => 2.8 sẽ rất nhanh hơn là từ 2.8 => 5.6 $. Và lúc này, khi thị trường sập, Thiện lỗ 1 phần USDC kia ( ~ 60 USDC ), tuy nhiên lại mua được coin MDX với ngay giá mà Thiện rút pool về ( thường là giá tốt ) và ngày hôm sau thường coin sẽ hồi tầm 10-20% và khoản lỗ kia nhanh chóng lại được hoàn vốn.

Trường hợp 2 : MDX xuống dưới 1.8$ nữa -> 3$

Nếu bạn add pool vào cặp MDX-USD lúc giá 1.8$/MDX và sau đó giá coin MDX bay lên 3$ thì câu hỏi đặt ra là liệu farmming có tốt hơn hold không ? Và đây là bảng tính Thiện làm.

img-4
Trường hợp giá MDX tăng lên thì sẽ như hình.

IL sẽ rơi vào tầm 3% so với bạn thật hold coin MDX đó. Tuy nhiên, tại sao Thiện không hold mà lại đi farm là vì…lãi farm quá OK -> 150% cho tổng giá trị tiền cặp MDX-USDT vào. Nếu Thiện không muốn all in cầm USDT mua hết MDX thì Thiện sẽ add pool cặp này để có gì khi MDX tăng, Thiện sẽ hưởng lợi ích tăng giá của MDX, tăng số lượng tiền của USDT và được hưởng thêm lãi farm => Thiện có lãi tam luôn đó quý zị.

Và như hình, nếu Thiện rút pool ở giai đoạn này thì số 277.78 MDX ban đầu nạp vào pool giờ sẽ chỉ còn 215.17 MDX thôi và số USDT từ 500 -> 645.5$ rồi. Ngoài ra, giả sử nó mất 2 tuần để đẩy giá MDX từ 1.8$ -> 3$ thì 2 tuần đó Thiện sẽ hưởng lãi farm 150% APR => + 57.53 USD quy đổi ra MDX => 19.17 MDX hoặc hơn do mỗi ngày sàn nó sẽ quy đổi lãi về coin dựa theo tài sản ngày đó ( biến động giá của MDX và USDT ). Vậy tổng kết sau 2 tuần, Thiện lãi 5% vốn – IL 3.18% = 1.82% hưởng trên giá tổng tài sản tăng lên.

Tuy nhiên, số lượng coin MDX lại giảm đi do khi rút pool ra thì số coin nó chốt sang số USDT 1 nửa rồi. Và với cách farm này, Thiện chỉ cần add cặp MDX với USDT vô mà vẫn hưởng được lãi 150% cho USDT + 150% lãi MDX + giá MDX tăng lên =>Quá ngon với trường hợp này.

Trường hợp 3 : MDX xuống dưới 1.8$ nữa sau đó lại về lại 1.9$ trong 2 tuần

Trường hợp này là ổn nhất và thường thì chẳng ai đi rút farm khi vô trường hợp này cả.

img-5
Trường hợp 3 : MDX sideway 2 tuần

Giá MDX càng sideway thì Thiện sẽ càng được hưởng lãi nhiều hơn nữa. Và như trường hợp 2 tính toán thì sau 2 tuần Thiện lãi 5% trừ cho IL ở trường hợp 3 là 0.04% thì tổng lại vẫn lãi 5% khi rút pool về. Và thường Thiện dùng trường hợp này khi mà lỡ đu đỉnh rồi, giờ bỏ không uổng quá nên add pool vô lại để farmming/staking kiếm lãi để đi trade tiếp.

Một số cặp pool Thiện hay bỏ vào :

MDX-USD : 150%

Cake – BNB : 110% ( đôi bạn cùng tiến và lùi )

RAY – SRM : 200% ( tỉ giá cặp này same same )

Staking CAKE : 140% – MDX : 155% – Bunny : 140%

Và để tìm hiểu sâu hơn về Defi thì Thiện khuyến nghị bạn học khóa này. Do lĩnh vực crypto & block chain còn khá mới mẻ ở VN nên hầu như không có 1 khóa học nào chính thống cả. Duy nhất chỉ có khóa học Defi101 của Coin98 Finance ( công ty startup tiên phong của Việt Nam vừa kêu gọi vốn 5 triệu đô ) ra mắt là chất lượng nhất đến thời điểm hiện tại. Bạn có thể vào link này để tham khảo nội dung học nhé !

Câu hỏi thường gặp Farmming/Staking trong Crypto

1/ Vốn bao nhiêu thì có thể tham gia farmming/ staking ?

Vốn bao nhiêu cũng được nhưng mình khuyên là từ $1000+ vì phí giao dịch trong thế giới defi giao động từ 1-15$/giao dịch rồi. Bỏ vài trăm đô vào nhận lãi không được bao nhiêu hết nên từ vài nghìn đô sẽ là tối ưu nhất.

2/ Tham gia staking/farmming trong defi crypto thì có rủi ro gì không ?

Có, bước vào crypto là đã có rồi. Tóm tắt gồm có các trường hợp : 1. Sập sàn do chủ sàn ẩn danh và biến mất hoặc do bị hacker tấn công ~ 2. Do bị rút thanh khoản trên defi ~ 3. Do cặp token/coin add vào pool bị rớt giả dẫn đến bị tổn thất tạm thời. ~ 4. Do thiếu kiến thức thao tác với các ví defi dẫn đến bị hacker tấn công.

3/ Người mới nên tham gia các sàn defi nào và hệ sinh thái nào ?

Hiện bạn có thể tham gia hệ sinh thái của Binance ( Binance Smart Chain ) vì phí giao dịch rẻ và nhiều sản phẩm tài chính uy tín cao như Pancakeswap, Pancakebunny, Autofarm…

4/ Người mới muốn tìm hiểu nghiêm túc về Defi thì học ở đâu ?

Do lĩnh vực crypto & block chain còn khá mới mẻ ở VN nên hầu như không có 1 khóa học nào chính thống cả. Duy nhất chỉ có khóa học Defi101 của Coin98 Finance ( công ty startup tiên phong của Việt Nam vừa kêu gọi vốn 5 triệu đô ) ra mắt là chất lượng nhất đến thời điểm hiện tại. Bạn có thể vào link này : hanhtrinhdautu.com/go/defi101 để tham khảo nội dung học nhé !

Vậy là mình gần như đà hoàn thành xong bài chia sẻ này. Nếu bạn có thắc mắc cần hỗ trợ, comments xuống dưới hoặc vào nhóm này để trực tiếp hỏi đáp mình nhé !

Thân ái !

Không bỏ lỡ Hành Trình Đầu Tư

trong email của bạn

Đăng ký nhận bài viết mới nhất từ blog hanhtrinhdautu.com của mình

THAM GIA THÀNH CÔNG

Có gì đó sai sai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Best Exchanges

Sàn Nexo cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm vay, cho vay, kiếm lãi suất và thậm chí cả thanh toán bằng tiền điện tử. Điều đặc biệt ở Nexo là khả năng chấp nhận hơn 40 loại tiền điện tử khác nhau làm tài sản thế chấp, mở ra cánh cửa cho hàng triệu người dùng tiềm năng trên toàn thế giới.

Sàn HFM (HotForex) là một sàn giao dịch ngoại hối và CFD uy tín được thành lập vào năm 2010 và có trụ sở chính tại Cộng hòa Síp. Sàn giao dịch được cấp phép và giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cypru (CySEC), đảm bảo an toàn cho tiền của nhà đầu tư.

OKX, trước đây là OKEx, là một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ giao dịch cho hơn 300 đồng tiền điện tử và các sản phẩm phái sinh. Sàn được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở chính tại Seychelles. OKX hiện phục vụ cho hơn 20 triệu người dùng trên toàn cầu, với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày đạt hơn 5 tỷ USD.

Ingot Brokers là một sàn giao dịch phái sinh, giao ngay tiền điện tử hàng đầu, hỗ trợ hợp đồng tương lai và Copy Trade. Với hơn 20 triệu người dùng trên toàn thế giới, Ingot Brokers đã đạt được khối lượng giao dịch 24 giờ ở mức 10 tỷ USD.

Ra đời từ năm 2013, HTX đã khẳng định vị trí của mình như một trong những ông lớn dẫn đầu ngành công nghiệp này với khối lượng giao dịch khổng lồ, cộng đồng người dùng đông đảo cùng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu với hơn 740 cặp tiền điện tử và tiền pháp định.

 

Không bỏ lỡ Hành Trình Đầu Tư

trong email của bạn

Đăng ký nhận bài viết mới nhất từ blog hanhtrinhdautu.com của mình

THAM GIA THÀNH CÔNG

Có gì đó sai sai