Các Thuật Ngữ Phổ Biến Trong Crypto Người Mới Nên Đọc

Hello cả nhà, Thiện đây, nay Thiện làm 1 post để giải ngố cho các anh em mới vào thị trường super risk này. Bản thân Thiện đã nghe câu hỏi này rất nhiều lần và đôi khi chính mình còn hay bị nhầm lẫn, đâm ra Thiện viết lại các thuật ngữ trong crypto để các anh em có chỗ để tra cứu dễ dàng hơn. Từ đó, nghiên cứu và hiểu hơn khi đi research dự án nhé !

Ứng dụng của nó là sẽ giúp các bạn hiểu thêm khi đi research trên các trang twitter như hình bên dưới.

Và để người mới có 1 khái niệm, kiến thức căn bản và uy tín, Thiện xin giới thiệu 2 khóa mà Thiện đã học qua từ anh Thanh – Founder Coin98, mời bạn click vào link và xem qua menu học kèm feedback từ rất nhiều học viên.

Khóa Crypto101 | Khóa Defi101

img-2

Bắt đầu thôi :

Các Thuật Ngữ Trong Crypto Người Mới Nên Đọc

  1. ????: ????????????? ??????? – tài chính phi tập trung, chỉ các hoạt động tài chính như cho vay, gọi vốn, đầu tư sử dụng các hợp đồng thông minh chạy trên các Blockchain Platform như Ethereum, EOS, DOT, NEO… 
  2. ???: ????????????? ????????: sàn giao dịch tiền điện tử. Được xây dựng và hoạt động một cách phi tập trung trên nền tảng Blockchain, DEX cho phép việc giao dịch mua bán được diễn ra ngang hàng ngay trên mạng lưới Blockchain mà không cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào. 
  3. ??? : ????????? ?????? ?????? – là các công cụ đem lại tính thanh khoản tự động cho các sàn giao dịch. Automated Market Maker (AMM) sở hữu giao thức trao đổi dựa trên các công thức toán học để định giá tài sản chứ không phải một sổ lệnh. Công thức: ?*?=?.



    Ví dụ: Bạn muốn swap BUSD -> BNB, thì khi đó, x = BUSD, y = BNB, k = tổng thanh khoản của pool. Khi bạn swap Busd ra BNB, tức là bạn bỏ BUSD vào pool liquid Busd – BNB để rút ra số BNB với giá trị tương ứng, và chỉ có số lượng BNB và BUSD trong pool thay đổi, còn tổng giá trị thanh khoản được giữ nguyên. Đây có thể coi là một kiểu sàn giao dịch phi tập trung thế hệ mới với những ưu điểm vượt bậc so với các sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung thế hệ cũ. 
  4. ????? ????? : Mỗi một mạng lưới blockchain có một cấu trúc khác nhau, do đó những giao thức để chúng có thể chuyển tài sản qua lại với nhau còn rất hạn chế. Việc này giống như người Việt rất khó sử dụng đồng Yên của Nhật để chi trả chi phí ở Việt Nam và người Nhật cũng rất khó để sử dụng VND để chi trả chi phí ở Nhật vậy.Cross-chain, giống như tên gọi, là giải pháp giúp chuyển tài sản từ chain này sang chain khác, nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các chain. 
  5. ????????? : Danh sách trắng, nó có nghĩa rằng bạn có thể tham gia mua token trong đợt kêu gọi vốn của dự án đó.Và thông thường bạn cần hoàn tất KYC và làm theo những yêu cầu của dự án để được vào danh sách này. 
  6. ????? ???????: Là thuật ngữ chỉ việc người dùng cố gắng tạo lợi nhuận từ tài sản crypto mà bạn đang nắm giữ, thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi ( mình đã giải thích khái niệm ở trên ) và thông qua những dịch vụ như cho vay, trao đổi token, thì phí giao dịch sẽ được chia lại theo tỷ lệ cho những người đã cung cấp thanh khoản vào pool.
  7. ???? ?????? : Một cuộc tấn công bằng cách gửi một lượng lớn dữ liệu vô nghĩa hoặc độc hại để làm tê liệt một hệ thống sàn giao dịch nhằm mục đích phá hoại hoặc đánh cắp tiền điện tử .
  8. ???: ???-???????? ????? – là một loại tiền mã hóa độc nhất, không thể thay thế bởi một NFT khác. Các NFTs thường đại diện cho một tài sản số nào đó, hoặc tài sản được token hóa từ thế giới thực .
  9. ???? ?? ???? : Chơi để kiếm tiền, là một hình thức chơi game nhưng có thể kiếm được tiền thật từ các game NFT được phát hành trên blockchain. Cụ thể, người chơi sẽ nhận được một lợi ích, một phần thưởng nhất định khi chơi hoặc thông qua thu thập các vật phẩm trong game để trao đổi, mua bán chúng. Giá trị của vật phẩm phụ thuộc vào các yếu tố thị trường như khả năng ứng dụng, sự khan hiếm, độ hot, hoặc hậm chí chỉ là do FOMO.
  10. Ventures Investor : Quỹ đầu tư, việc này giúp Thiện check được các quỹ nào đầu tư tiền hiệu quả, các quỹ nào hay dính vào các dự án scam…Các quỹ nào hay đầu tư vòng seed round ( vòng ươm mầm/ private sale ) sau đó xả hàng sớm… Thiện sẽ có 1 bài viết khác về cách theo chân quỹ đầu tư sau nhé !
  11. Wallet : Ví tiền kỹ thuật số gồm ví CEX tập trung như sàn Binance, Huobi, defi lưu trữ các tài sản.
  12. Launch Pad : Các nền tảng gọi vốn trong hệ để thúc đẩy các dự án gọi vốn thành công trong hệ sinh thái đó. Ví dụ Solana thì có dự án gọi vốn Slim/ Raydium/ Solstarter… Binance Smart Chain thì có Binance, Pancakeswap, Apeswap…
  13. Lending/ Borrowing : Các sàn dex chuyên cho vay thông qua smart contract để người dùng có thể nạp rút cho vay phi tập trung trên đó mà không cần tiết lộ thông tin cá nhân và giảm thiểu phí trung gian.
  14. Oracle : Các dự án làm về cung cấp dữ liệu data ví dụ Chainlink. Họ cung cấp dữ liệu về giá đến các sàn giao dịch phái sinh Dex.
  15. Stable Coin : Các đồng tiền ổn định bảo chứng cho USD. Ví dụ USDT sẽ có giá chênh lệch luôn ngang bằng USD. Ngoài ra có BUSD, TUSD, USDC… Mỗi hệ thì nó có mỗi đồng stable coin đại diện cho hệ đó và sẽ được bảo chứng bằng 1 cách nào đó.
  16. Hodl (Hold): có nghĩa là nắm giữ một đồng coin nào đó dài hạn.
  17. Fomo (Fear Of Missing Out) : Cảm giác khi bạn thấy một đồng coin nào đó tăng mạnh trong thời gian ngắn làm tâm lý của bạn rất muốn mua đồng coin đó và nếu không mua sẽ bị lỡ mất cơ hội.
  18. Fud (Fear – Uncertainty – Doubt): tức là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Trong trade coin, Fud chỉ cảm giác hoang mang, sợ hãi của trader khi có những tin tức không tốt về thị trường trên phương tiện truyền thông. Fud dẫn đến việc bán tháo coim đang nắm giữ một cách không cần thiết.
  19. Rug pull: Là thuật ngữ đề cập đến việc rút toàn bộ vốn của nhà đầu tư và bỏ trốn.
  20. Coin nền tảng :Coin nền tảng là các đồng coin được xây dựng dựa trên mạng lưới Blockchain của riêng nó mà không phụ thuộc vào bất cứ một Blockchain nào khác. Coin nền tảng giúp các lập trình viên Blockchain có thể phát triển các ứng dụng phi tập trung dựa trên mạng lưới Blockchain của nó ví dụ như các ứng dụng Defi, Lending,Dex,…(Ví dụ: BNB của Binance, Sol của Solana, Matic của Polygon)
  21. Coin top: Là những đồng coin có vốn hóa lớn. Những đồng coin này thường đứng trong top 10 top 20 của bảng xếp hạng.
  22. Coin sàn: là đồng coin của một sàn giao dịch nào đó phát hành (Ví dụ: bnb, ftt, ht…)
  23. Coin rác, shit coin : coin rác không phải là coin như cái tên gọi mà bạn nghĩ. là coin mới ra đời và được ít người biết đến, chưa nhận biết được giá trị, chưa được lên sàn, chưa được marketing, chưa có tiếng tăm gì. Là những loại coin có vốn hóa dưới 100 triệu đô, khối lượng giao dịch rất thấp, hoặc rất nhỏ và không ổn định.
  24. Large Cap: Là những coin nằm trong top 10 coin có vốn hóa lớn nhất thị trường.
  25. MID CAP: Là những coin nó nằm dưới 1 tỷ USD và trên 100tr$ và 24h vol cũng khoảng vài chục triệu USD.
  26. LOW CAP : Là những coin có vốn hóa bé dưới 50 triệu $. Volume giao dịch một ngày bé.
  27. Private Sale : Các quỹ đầu tư hay mua 1 token của dự án tiềm năng ở vòng Private Sale Fund. Mua vậy thì sẽ rẻ hơn mua bình thường trên các sàn từ 2 đến 10 lần và phải bỏ vốn + mối quan hệ ra để được mua ở vòng này. Tuy nhiên cũng rất rủi ro khi đầu tư ở vòng này. Và ngoài ra, token thường bị lock và phân phối trả dần trong nhiều tháng đến 2 năm.
  28. Public Sale : Mở bán suất mua cộng đồng. Ví dụ Thiện mua trên Coinlist có bán các suất mua token cộng đồng. Thường cũng rất khó mua do người mua rất đông nên phải xếp hàng. Và cũng phải chờ đến ngày token đó lên sàn mới có thể bán được. Và thường token sẽ ko bị lock nhưng nếu có thì thời gian lock sẽ thấp hơn vòng Private sale. ( thấy mỗi thằng Coinlist nó lock thôi ).
  29. Initial DEX Offering (IDO) : Là một hình thức gọi vốn thông qua việc chào bán token trên các nền tảng AMM/ DEX (viết tắt của Decentralized Exchange – Sàn giao dịch phi tập trung ) . IDO thường sẽ có 2 pool, một pool dành cho cộng đồng, và pool còn lại cho người dùng nắm giữ token nền tảng. Tham gia IDO tức là bạn sẽ mua token ở giá Public Sale, và thông thường, sẽ có một vòng Whitelist để chọn ra những người may mắn có thể tham gia mua vòng này. Và vòng này thì Token 100% unlock. Mua ở vòng này giá cao hơn vòng private sale nhưng cũng an toàn hơn và nhanh có lợi nhuận hơn vì token không bị lock và trả dần như vòng private. Nói chung là ngon ăn nhất.
  30. ICO (Initial Coin Offering): Đây là hình thức phát hành coin đời đầu của thị trường tiền mã hóa. ICO khác biệt với IPO trên thị trường truyền thống ở chỗ: dự án có thể huy động vốn từ cộng đồng dù chưa phát triển hoàn thiện sản phẩm, đôi khi chỉ là ý tưởng trình bày trong whitepaper.
  31. IEO (Initial Exchange Offering): Giống như tên gọi của nó, hình thức này được thực hiện trên nền tảng của một sàn giao dịch. Trái ngược với ICO, IEO được quản lý cũng như đại diện uy tín bởi một sàn giao dịch tiền điện tử cho một startup tìm cách gây quỹ bằng các token được phát hành.
  32. REKT/ RUGPULL : Dự án Scam, ôm tiền bỏ chạy. Xem bài mình bị scam gần triệu đô tại đây.
  33. Margin/ ETF ( Chơi đòn bẩy phái sinh )
  1. Position Size: Là số lượng coin bạn mua vào để khi giá chạm phải Stoploss bạn sẽ chỉ mất đúng 1R tương đương 2% tài khoản.

    Công thức tính Position size như sau: Position = Risk / (giá entry – giá stoploss)

    Ví dụ: Tài khoản của bạn có 1000$ -> 1R = 2% = 20$.



    Trường hợp 1: Coin A giá entry 100$, stoploss 80$. Để đảm khi giá chạm stoploss bạn mất 1R=20$ thì bạn chỉ nên mua vào 1 Coin A. 

    Trường hợp 2: Coin B giá entry 1000$, stoploss 700$, thì để đảm bảo khi dính sl bạn mất 1R=20$ ta làm theo công thức trên sẽ có: Position =  20/(1000-700) = 0.066. Vậy bạn chỉ nên mua 0.066 coin B thôi. 
  2. Leverage (đòn bẩy): Hiểu đơn giản leverage hay (đòn bẩy) cho phép bạn mua được nhiều coin hơn số tiền bạn có. Có hai kiểu leverage: Isolated Margin / Cross Margin 

    + ISOLATED MARGIN: Bạn chỉ sử dụng một lượng vốn nhất định làm tài sản đảm bảo. Ví dụ tài khoản có 1000$, bạn dùng 300$ để làm tài sản thế chấp cho khoản margin để chơi leverage, nếu bạn dính liquidation (thanh khoản) số tiền tối đa bạn mất là 300$.

    + CROSS MARGIN: Bạn sử dụng cả tài khoản của bạn để làm tài sản đảm bảo. Ví dụ nếu tài khoản bạn có 1000$, cả tài khoản sẽ được dùng làm tài sản thế chấp cho các lệnh chơi, do vậy khi giá dính vào Liquidation thì sẽ cháy tài khoản. Có những trường hợp một số bạn vào lệnh 2.5% mỗi coin nhưng leverage cao và không tính position size, vào nhiều position, đến lúc BTC giật cho một quả là cháy tài khoản không còn j mặc dù chỉ vào lệnh nhỏ.
  3. Khi trading trong crypto thì bạn cần biết Entry (giá vào lệnh), Target (giá thoát lệnh), Stoploss (giá cắt lỗ). long (mua) hoặc short (bán)

Trên đây là bài viết Các Thuật Ngữ Trong Crypto Người Mới Nên Đọc Thiện đã viết ra những gì mình biết. Các khái niệm này bạn cần nắm được để research các dự án. Tranh thủ đầu cơ trước khi giá tăng hoặc skin the game. Dùng coin trong hệ đó để giao dịch và nhận airdrop token. Hy vọng, có thể giúp bạn được chút gì đó trên con đường đầu tư khắc nghiệt này nhé !

~ HanhTrinhDauTu

Không bỏ lỡ Hành Trình Đầu Tư

trong email của bạn

Đăng ký nhận bài viết mới nhất từ blog hanhtrinhdautu.com của mình

THAM GIA THÀNH CÔNG

Có gì đó sai sai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận gần đây

    Best Exchanges

    Sàn Nexo cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm vay, cho vay, kiếm lãi suất và thậm chí cả thanh toán bằng tiền điện tử. Điều đặc biệt ở Nexo là khả năng chấp nhận hơn 40 loại tiền điện tử khác nhau làm tài sản thế chấp, mở ra cánh cửa cho hàng triệu người dùng tiềm năng trên toàn thế giới.

    Ingot Brokers là một sàn giao dịch phái sinh, giao ngay tiền điện tử hàng đầu, hỗ trợ hợp đồng tương lai và Copy Trade. Với hơn 20 triệu người dùng trên toàn thế giới, Ingot Brokers đã đạt được khối lượng giao dịch 24 giờ ở mức 10 tỷ USD.

    Sàn HFM (HotForex) là một sàn giao dịch ngoại hối và CFD uy tín được thành lập vào năm 2010 và có trụ sở chính tại Cộng hòa Síp. Sàn giao dịch được cấp phép và giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cypru (CySEC), đảm bảo an toàn cho tiền của nhà đầu tư.

    OKX, trước đây là OKEx, là một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ giao dịch cho hơn 300 đồng tiền điện tử và các sản phẩm phái sinh. Sàn được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở chính tại Seychelles. OKX hiện phục vụ cho hơn 20 triệu người dùng trên toàn cầu, với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày đạt hơn 5 tỷ USD.

    Binance là sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu với hơn 740 cặp tiền điện tử và tiền pháp định.

     

    Ra đời từ năm 2013, HTX đã khẳng định vị trí của mình như một trong những ông lớn dẫn đầu ngành công nghiệp này với khối lượng giao dịch khổng lồ, cộng đồng người dùng đông đảo cùng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

    Không bỏ lỡ Hành Trình Đầu Tư

    trong email của bạn

    Đăng ký nhận bài viết mới nhất từ blog hanhtrinhdautu.com của mình

    THAM GIA THÀNH CÔNG

    Có gì đó sai sai